Thủy điện sông Đà gần mực nước chết, vẫn lo thiếu điện

EVN cho biết, nhu cầu điện tiếp tục tăng cao trong khi đó, hồ thủy điện lớn trên dòng sông Đà đang ở gần mức nước chết; cung ứng than cho phát điện hết sức khó khăn, nguồn khí trong nước giảm; điện dầu giá cao… sẽ khiến EVN đối mặt với nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tài chính của Tập đoàn.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có báo cáo tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Theo báo cáo, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống 6 tháng đạt 117,38 tỷ kWh, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó, sản lượng nhiệt điện than đạt 60,13 tỷ kWh, tăng 24,7%; thủy điện đạt 29,86 tỷ kWh, giảm 8,86%; các nhà máy nhiệt điện dầu là 732 triệu kWh. Ế điện gió, thủy điện sông Đà gần mực nước chết, vẫn lo thiếu điện - 1 Trong 6 tháng vừa qua, sản lượng ngày lớn nhất đạt 782 triệu kWh và công suất lớn nhất đạt 38.219 MW (ngày 21/6), tăng 11,9% so với cùng kỳ. Đến hết tháng 6/2019, cả nước đã có 89 nhà máy điện gió và mặt trời với tổng công suất lắp đặt 5038 MW, chiếm 9,5% tổng công suất lắp đặt nguồn điện của hệ thống điện quốc gia. Trong một số ngày đầu tháng 7 vừa qua, tính trung bình mỗi ngày toàn bộ các nhà máy điện mặt trời đã đóng góp khoảng hơn 20 triệu kWh, chiếm khoảng 2,7% sản lượng phát điện toàn quốc. Sản lượng điện thương phẩm toàn EVN lũy kế 6 tháng ước đạt 100,95 tỷ kWh, tăng 10,01% so với cùng kỳ, trong đó điện thương phẩm nội địa tăng 9,57%. Tuy nhiên, theo EVN việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch trong 6 tháng cuối năm sẽ đối mặt với nhiều khó khăn. Cụ thể, nhu cầu điện dự báo tiếp tục tăng trưởng cao, trong khi hệ thống điện hầu như không có dự phòng nguồn điện; Mực nước các hồ thủy điện đang ở mức rất thấp, đặc biệt các hồ thủy điện lớn trên dòng sông Đà đang ở gần mức nước chết. Việc cung ứng than cho phát điện hết sức khó khăn, bên cạnh đó các nhà máy nhiệt điện đã phải huy động cao trong 6 tháng đầu năm. Còn nguồn khí trong nước đã suy giảm, từ tháng 10/2019 sản lượng khí PM3 tiếp tục giảm mạnh. Các nguồn điện dầu dự kiến sẽ phải huy động cao trong 6 tháng cuối năm sẽ là thách thức lớn đối với tình hình tài chính của Tập đoàn. Trước đó, EVN cho biết, EVN đang phải huy động nhiệt điện dầu (3.000-5.000 đồng/kWh) để đảm bảo cung ứng điện đáp ứng nhu cầu phụ tải. Trong khi đó, tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo đã đưa vào vận hành và dự kiến tiếp tục tăng cao ảnh hưởng đến việc vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện. Mặt khác, tình hình thế giới diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng đến giá nhiên liệu và thị trường tài chính thu xếp vốn; công tác đầu tư xây dựng tiếp tục gặp nhiều khó khăn. EVN cho biết trong 6 tháng cuối năm sẽ phấn đấu hoàn thành đưa vào vận hành 3 dự án với tổng công suất 1.480 MW, gồm: Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng, Nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng, Thủy điện Thượng Kon Tum. Khởi công các dự án Điện mặt trời Phước Thái 1 và Sê San 4. Về đầu tư xây dựng lưới điện, hoàn thành đóng điện các công trình đường dây 220kV Thủy điện Thượng Kon Tum – Quảng Ngãi, lắp máy biến áp 500 kV và 220 kV thứ 2 tại trạm biến áp 500 kV Lai Châu; các công trình trọng điểm cấp điện cho TP. Hà Nội và các phụ tải lớn. Phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các Bộ ngành hoàn thành công tác quyết toán chi phí cổ phần hóa EVNGENCO3 và bàn giao vốn, tài sản sang Công ty Cổ phần; tiếp tục triển khai các bước để cổ phần hóa EVNGENCO1 & 2; hoàn thành thủ tục thoái vốn của EVN tại 05 Công ty Cổ phần theo quy định. Theo: 24h.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *