Ampe kìm (Clamp Meter) hay còn gọi là đồng hồ đo Ampe là dòng sản phẩm hiện đại giúp cho đo các dòng điện có cường độ lớn một cách đơn giản và an toàn. Nhờ đó thiết bị này được sử dụng rộng rãi trong các công việc kiểm tra, sửa chữa điện và có thể được xem là một thiết bị không thể thiếu.
Nếu bạn đang tìm hiểu thông tin hoặc cách sử dụng của dòng sản phẩm này thì đây là bài viết dành cho bạn
Đúng với tên gọi của nó Ampe kìm có một đầu kẹp tương tự như chiếc kìm mà chúng ta thường thấy. Đầu kẹp này dùng để kẹp qua các dây dẫn điện để có thể xác định một cách gần chính xác giá trị dòng điện trong mạch
Tương tự như đồng hồ vạn năng, Ampe kìm củng có hai dạng hiển thị là số và dạng kim. Các dòng đồng hồ đo Ampe ngày nay còn được trang bị thêm nhiều tính năng khác ngoài đo dòng điện như: Kiểm tra đi-ốt, thông mạch, đo tụ, điện trở, nhiệt độ… Do được tích hợp nhiều tính năng đo điện thông dụng, ngày nay một số chuyên viên kỹ thuật điện sử dụng đồng hồ kẹp thay cho cả đồng hồ VOM
Về nguyên lý hoạt động của dòng thiết bị này chúng ta sẽ có đôi chút khác biệt giữa việc đo dòng điện một chiều (DC) và dòng điện xoay chiều (AC)
Ampe kìm đo dòng AC: Đây có thể được xem là tính năng chính của dòng thiết bị này. Để có thể đo được đòng điện đang chạy trong mạch, đồng hồ Ampe hoạt động trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Bên trong phần vỏ của kìm kẹp có chứa một cuộn dây quấn xung quanh khung sắt, kẹp kìm quanh dây dẫn để đo biến thiên trong mạch từ đó xác định được giá trị dòng điện trong mạch
Ampe kìm đo dòng DC: Đối với dòng điện DC từ trường sinh ra sẽ không biến thiên nên không thể đo được dòng điện DC nếu cấu tạo bằng cuộn dây như trên. Trong trường hợp này, Ampe kìm sẽ được thiết kế dựa trên hiệu ứng Hall và sử dụng cảm biến Hall để tính toán ra thông số dòng điện DC trong mạch cần đo
Nhờ vào nguyên lý hoạt động này Ampe kìm cho phép đo dòng điện một cách nhanh và an toàn hơn so với đồng hồ vạn năng vì không cần phải kết nối trực tiếp đến mạch điện
Bước 1: Trong bất cứ trường hợp nào, bước đầu tiên và quan trọng nhất trước khi bắt đầu đi vào hướng dẫn sử dụng đó là phải có một thiết bị phù hợp. Nếu nhu cầu sử dụng không quá khắc khe bạn có thể tham khảo một số dòng Ampe kìm giá rẻ nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng khoảng 500.000 đến 1.000.000 VNĐ không nên mua các dòng sản phẩm quá rẻ có thể mang lại hiệu quả không cao.
Nên chọn mua Ampe kìm tại các cửa hàng uy tín có kinh nghiệm phân phối các dòng thiết bị lâu năm trên thị trường. Bạn có thể tham khảo thêm tại Lidinco, Lidinco có kinh nghiệm 10 năm trong việc phân phối các dòng thiết bị đo lường kiểm tra điện (Sản phẩm mẫu trong bài viết dòng Twintex TC703 của Đài Loan)
Bước 2: Xác định đoạn dây dẫn cần đo
Bước 3: Chọn chức năng và thang đo phù hợp
Việc chọn dải đo đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của phép đo. Chọn dải đo quá lệch với ứng dụng cần đo sẽ làm phép đo thiếu độ chính xác.
Mẹo: Chọn dải đo lớn nhất để ước chừng khoảng giá trị đo, sau đó điều chỉnh lại dải đo để về gần với giá trị đo để đạt độ chính xác cao nhất. Các dòng Ampe kìm chất lượng thường có khả năng tự động điều chỉnh dải đo cho phép đo nhanh hơn
Lưu ý:
Bước 1: Cắm qua đo màu đen vào đầu COM (-), que đỏ vào lỗ (V/Ohm)
Bước 2: Điều chỉnh thang đo bằng nút RANGE (Chọn thang đo gần với giá trị thực tế ước tính để đạt được độ chính xác cao nhất)
Bước 3: Sử dụng phím SELECT để điều chỉnh điện áp muốn đo AC hoặc DC
Bước 3: Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực dương (+) và que đo màu đen về phía cực âm (-) theo chiều dòng điện trong mạch thí nghiệm.
Bước 4: Đọc kết quả hiển thị
Bước 1: Chuyển chế độ đo của thiết bị sang đo tụ
Bước 2: Trên một số dòng đồng hồ Ampe sẽ có nút REL. Nút này giúp loại bỏ điện dung của dây đo để kết quả đo đạt độ chính xác cao (đặc biệt cần thiết khi đo các tụ nhỏ). Giữ hai đầu que đo tách nhau và nhấn nút REL
Bước 3: Kết nối que đo vào hai chân của tụ điện và đọc kết quả hiển thị
*Kết quả hiển thị
– Trường hợp 1: Nếu kết quả hiển thị nằm trong dải đo của thiết bị, Ampe kìm sẽ hiển thị giá trị trên màn hình
– Trường hợp 2: Nếu màn hình hiển thị OL (1) giá trị nằm ngoài dải đo (2) tụ điện bị lỗi
Đo đồng hồ điện trở bằng Ampe kìm số củng tương tự như đo bằng VOM số. Cần hiểu rõ hơn các bạn có thể để lại comment nội dung ở dưới bài nhé
Bước 1: Để đo được nhiệt độ bạn cần sử dụng hai que đo nhiệt độ (Thông thường sẽ được cung cấp kèm với các máy có tính năng này)
Bước 2: Chuyển về thang đo nhiệt độ trên thiết bị
Bước 3: Cho que đo tiếp xúc với nguồn nhiệt cần đo và độc giá trị nhiệt độ
Để mua được các dòng đồng hồ kẹp dòng chất lượng với mức giá phải chăng và tư vấn miễn phí bạn có thể liên hệ đến Lidinco theo thông tin bên dưới
Tải Datasheet tại đây SUN-3.6/5/6/7.6/8K-SG05LP1-EU-SM2 | 3.6-8kW | Single Phase | Hybrid Inverter | LV…
Những năm gần đây, điện mặt trời đã phát triển mạnh ở Việt Nam, đóng…
Tủ chuyển đổi nguồn điện tự động ATS Tủ điện ATS hay còn gọi là tủ chuyển nguồn…
Bình ắc quy GS MF Q-85 (Mazda) (12V-65AH) Tổng quan Ứng dụng: Mazda 2, Mazda 3,…
Biến Dòng Là Gì – Current Transformer – CT Dòng – Biến Dòng Analog Là…
1. Giải pháp hòa lưới lưu trữ – Hybrid là gì? Hệ thống điện mặt…